SỰ NHƯỜNG NHỊN CỦA ĐÀN ÔNG

Thân tặng bạn NT5 Hòang Văn Định cùng bà xả - LCK

Thưa các bạn !

        Trong mỗi người chúng ta, và trong cuộc sống vợ chồng .. cho đến ngày hôm nay tuổi đời ngấp nghé gần 60 năm . Mỗi người chúng ta ít nhiều cũng đạt được mười, hai mươi hoặc 40 năm hạnh phúc ( như NT5 Hoàng Văn Định ) bên người bạn đời . Trong cái khỏang thời gian ấy, trong đọan đường mà mình và người bạn đời đã đi qua chắc hẳn không có sự hy sinh lẩn nhau, sự bù đắp những khó khăn gian khổ và chắc chắn rằng đôi lúc con thuyền Hạnh phúc cũng gặp vài cơn sóng lớn, vài trận gió mạnh làm chao đão. Nhưng con thuyền còn đến ngày hôm nay chắc hẳn không thể phủ nhận cái đức tính nhẩn nại và chịu đựng cùng sự nhường nhịn từ một trong hai phía

        Và một khi nói đến sự hy sinh và nhường nhịn, mọi người chúng ta đều nghĩ ngay đến phụ nữ, như là một tính đặc trưng mà không ai có thể thay thế được .

        Nhưng nhiều người đàn ông chúng ta thị lại cho rằng, nói về sự nhường nhịn thì có lẽ không ai qua nổi  các quý ông . Nhất là trong các sự xung đột và hàng ngày .. hay nhất là về khuya các ông phải chịu đưng lắng nghe sự cằn nhằn của các bà vợ khi không hài lòng một chuyện gì đó…cái âm thanh bên tai các ông lúc trầm lúc bổng .. lúc vang dội chát chúa, nằm bên nhau mà phải chịu đưng lắng nghe không được nhắm mắt ngũ. Thì hởi ôi cái đức tính nhường nhịn của quý ông lại càng khẳng định cắc chắc thêm nữa phải không ?

        Khi nghe đến đây, chắc có lẻ nhiều người phụ nữ giật thót cả mình ! Thật vậy sao ? Nhưng rồi sau đó họ cũng đi tìm được cái lý do để phân tích

-         Có ai bắt các ông phải nhường nhịn đâu, chẳng qua là các ông không có nhiều vốn liếng văn tự để nói lại với chúng tôi mà thôi!

Thưa các bạn ! Thật ra trong nhiều trường hợp, các ông chồng nghĩ rằng “ Im lặng là vàng “ và vì thế mà họ đành lui binh khỏi cuộc chiến về ngôn ngữ nhằm tránh tốn thất hoặc bị thương cho hai bên mà thôi . Đúng vậy, các ông nhà mình thường không có king nghiệm và không có đủ vốn từ cũng như sự chịu đựng trong các cuộc cãi vã

        Nhưng ngược lại các bà vợ thì khác, ngay cả khi các ông chồng chọn phương án im lặng thì bà vợ không xem đó là sự nhường nhịn. Mà chỉ xem đó là sự xem thường – không tôn trọng và bất hợp tác để đi đến thương lượng và hòa bình. Tâm lý đa số ở người phụ nữ là thích được “ đối thọai” hơn là “ độc thọai” cho dù cuộc đối thọai đó nẩy lửa và gay gắt đến đâu đi nữa và cho dù dẫn đến kết cuộc tệ hại đi chăng nữa

        Khoa học đã chứng minh rằng , nam giới chủ yếu sử dụng bán cầu não bên trái, trong khi nữ giới thì “ tận dụng” cả hai bán cầu đại não cho các họat động lien quan đến ngôn ngữ. Điều đó cho chúng ta thấy rằng mỗi khi cãi vã với vợ thì quý bà có khả năng vượt trội hơn chúng ta và càng lưu loát nhiều hơn trong lời ăn tiếng nói. Dĩ nhiên trong các cuộc cãi vã , không ít thì nhiều sự mất mát và tổn thương đều về hai phía… từ đó mối quan hệ vợ chồng rạn nứt, con cái và người thân cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, sức khỏe hai bên suy giảm và xấu đi.. lượng khí Oxy trong căn nhà cũng giãm theo, ngột ngạt khó thở

        Vì vậy, do ưu thế về “ lợi khẩu” và ít có điểm dừng lại của phụ nữ. Cho nên phương án tối ưu vẫn là “ chồng nhịn vợ “ .Riêng đối với các bà vợ thích đối thọai tay đôi hơn là im lặng, thì các ông chồng cũng nên cố gắng trò chuyện ngay phút 89 sau đó để giải tỏa bức xúc cho bà vợ còn hơn là cứ im lặng chỉ làm thêm căng thẳng mà thôi. ( Nếu cần thì hăm nóng lại ). Điều đó giúp cho nhà cửa êm ấm trở lại, vợ chồng gần gũi hơn và giúp cho ngôn ngữ trao nhau thật có ích hơn là cãi nhau >

>>