nvn10

            Khóa Nguyễn Trải năm  tròn 40 năm         

      
          NT5   Nguyễn Văn Tư

Tài cao, phận thấp, chí khí uất,
                             Giang hồ mê chơi, quên quê hương?
                                                                           (Tản Đà)

Khóa Nguyễn Trải 5 năm nay vừa tròn 40 năm nhập trường ( 1973 -2013). 

Hồi tưởng lại những phút giây đầu tiên khi các chàng trai muôn phương từ mọi miền đất nước tóc còn xanh, tuổi còn trẻ mang chí hướng mảnh liệt yêu quê huơng tổ quốc quên mình phận yếu nhi làm hành trang bước vào trường mẹ , họ rạng rở nụ cười chào hỏi nhau : các bạn còn nhớ  quân khu 3 nhập ngủ ngày 15 tháng 10-73, các quân khu khác thì ngày 1 tháng 11, còn toán bổ túc 16 người thì ngày 1 tháng 12 . Ba Tháng thụ huấn căn bản quân sự ở Quang Trung nắng cháy đen da ban ngày, rệp cắn đỏ mẩn ban đêm nên ai cũng mong tính từng ngày chóng qua để sớm được nhìn thấy trường mẹ, ai cũng  gieo hoài bảo về Đà Lạt xứ lạnh sẽ  khác với quân trường nắng cháy Quang Trung, ở đó đệm ấm chăn êm một năm với hai mùa diện worsted dạo phố mùa Hè, Jaspé dạo phố mùa đông, nhưng chưa một ai có khái niệm đó là một quân trường hiện dịch chuyện luyện thép , những chàng thư sinh ngày nào mặt bủng da beo trói gà không chặt vẩn mê đọc thơ Nguyên Sa : 

                Anh nhớ em ngồi áo trắng thon.
                Ngàn năm còn mãi lúc gần quen.
                Em gầy như liễu trong thơ cổ.
                Anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường 


            K5 Chào trường ! chạy theo tôi.

Ngày nhập trường mẹ được đàn anh chăm sóc tận tình , tân khóa sinh được tập hai đức tính cùng một lúc là thể lực và trí lực : vừa chạy vừa la và vừa cho ăn vừa thét cứ như là phở mắng cháo chưởi ở Hà Nội không bằng...toàn là dân nặng tai . Chỉ sau một năm rưỡi vào trường khổ cực luyện tập rồi vận nước đổi thay ,ngày đó đã qua đi chóng váng  và nay sau 40 năm định mạng dân tộc bế tắc dẩn ta đi  một chặng đường  dài qua nhiều khúc rẽ  vui chẳng có nhưng chỉ vuôn đầy buồn ,đau thương theo vận nước ngậm hờn và nước vẩn trôi qua cầu nhưng dòng sông lại nhiều ghềng đá lẩn ngã rẽ để mỗi người rồi lại trôi mỗi ngã xa cách nhau , các bạn còn nhớ nay đã 40 năm nhập trường rồi  không ?

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm hồ dễ mấy ai quên. -   Thơ Thế Lữ

Cán bộ tks Trần đại Đải @ tks Hà Minh Tuấn


Thưa các bạn 40 năm nhập trường chúng ta có nhiều cái nói, danh vọng và hoài bảo nói như Hưng mập chỉ là hư ảo , chúng ta chỉ còn có nhau với kỷ niệm thời nhập ngũ mà hôm nay tôi thích ghi lại ,không giám tự nhận mình biết hết mọi chuyện nhưng được ôn lại nó đã là một hạnh phúc cháy bỏng tâm tư( xin lỗi mới chôm của Đổ Mạnh), ít nhiều gì cũng được như bạn Phương móp nói, cứ ghi xuống cho anh em , khóa mình giờ tụi nó phè cánh nhạn đang ở thế thao diển nghĩ sau cuộc sinh kế mệt nhọc. .....

                     Vận trình của đời tôi 

  Cuộc di cư 54 gia đình tôi đang ngoài Bắc từ địa đầu đất nước một đêm tối được bố bế xuống thuyền buồm xuôi Nam về Hải Phòng, lúc đó tôi 2 tuổi cũng đã biết bập bẹ đòi bố đưa về nhà, bố rớm nước mắt bồng lên chỉ về phương Nam : nhà mình ở đằng kia con ạ, nín đi sắp tới rồi. Một thời gian sau bố tôi quên câu đó nhưng hôm trước khi đi lính bố nhắc lại  và cả câu bà nội nói cho tôi lúc đó : tới đời các cháu lớn lên thì hết giặc rồi , không còn phải chạy nữa. Bố bảo bà nội mong như vậy nhưng bà có biết cháu của bà ngày mai còn phải ra trận đánh giặc bà ơi. Khi 75 giặc tràn quê huơng , tôi bị bắt vào tù bà vẩn hàng ngày ngồi võng đọc kinh cầu nguyện cho cháu của bà được an lành trở về , ở tuổi ngoài 90 bà mất vài tháng trước khi tôi được tha về .Chẳng lâu sau chúng tôi để bà nằm an nghĩ tại quê hương con cháu lại chạy giặc lần nữa vì có cánh cửa tự do mở ở xa thay cho chốn lưu đày trong nước .
                     

 Sau 3 tháng sống trong trại tạm cư Hải Phòng chúng tôi được xuống tàu há mồm , lênh đênh trên biển xuôi Nam mất mấy ngày gia đình được chuyển về  trại tạm trú Khánh Hội, một tuần sau có xe mu rùa hảng cao su chở về đồn điền Hớn Quảng , Quảng Lợi tỉnh Bình Long. Nhiều gia đình thất lạc vợ chồng con cái vì xe hảng chỉ chở được ít người trong khi thúng mũng va li giỏ cói và nón quai thao những thứ gia bảo mang theo từ ngoài Bắc chất cồng kình chiếm cả xe , họ chẳng cần hỏi xem xe nào chạy về đâu cứ có xe trống là lên, thế nên xe cao su Kiến An chở chồng về Kiến An còn vợ con thì xe Hớn Quang đưa về Hớn Quảng còn cha xứ người có trách nhiệm chăn dắt con chiên thì xe mu rùa xúc về Túc Trưng. Đúng là một cuộc chia ly nhiều bảo bùng  phải ăn tạm ở đở đợi nữa năm trời cho chính phủ ổn định bởi vậy đám khóa 5 số người tên Bảo sinh năm 54 chiếm khá nhiều ( Quốc Bảo , Vỉnh Bảo, Thành Bảo, Kim Bảo) và tên Hùng ( Quốc Hùng, Kỳ Hùng, Chí Hùng, Ngọc Hùng, Đình Hùng, Mạnh Hùng, Văn Hùng), lớp thế hệ Bảo Bùng đông đảo đủ để đánh văng những tên Nhân lăng nhăng lẻ loi như tôi....gia đình tôi còn phải di tản chạy giặc thêm vài ba bận nữa về vùng Kiến An- Rạch Bắp và La Ngà trước khi về Biên Hòa để rồi lần cuối cùng vượt biên định cư luôn ở Canada .

                         

Lan Thảo   (hình m.h.)

                Thiên thu một khúc tình sầu
                Ta - em ngồi giữa hai đầu nỗi đau
                Dòng thơ lạc giữa đêm thâu
                Vận từ rơi đáy vực sâu mất rồi.

                                            Tác giả: Cạn Nguồn

 Tôi cũng có một mối tình học trò nhiều giận hờn với Lan Thảo , cô bé có mái tóc thề mỏng mềm mại phủ xuống khuôn mặt bé nhỏ, em cao ốm , mắt lá dăm sắc như dao cạo và đôi môi mỏng dính khi không thích điều chi em chỉ chu cái mỏ chút xíu làm xốn xang cỏi lòng , ngày đó tôi là nai tơ chưa hiểu nghĩa Je T'aime là gì mà cô em ngay cả còn đòi tôi phải romantic...tên em là loài cỏ hoang nhưng mang vào người con gái tới đầu tiên trong đời tôi cũng sớm chấm dứt và không can dự chi với ngày đăng trình vào lính của tôi.

Đồng đội 
 Người bạn đi cảnh sát chạy Honđa tới nhà đón , tôi cắp lấy túi sách air Việt Nam đã có sẳn 2 bộ đồ thay đổi chào bố mẹ lên đường, mẹ dúi cho xấp tiền khi tôi ôm hôn từ giả rồi quay đi lẹ qua bố để khỏi nhìn thấy giòng lệ mẹ rơi. Tôi bảo khi đi ngang mẹ đang đứng tựa cửa : con sẽ trở về tuần này vì còn phải học ở đây 3 tháng, tôi biết mẹ buồn vì xưa nay mẹ biết có mấy ai ra chinh chiến còn trở về đâu. 
  Bước chân của một thư sinh yếu xìu mặc dù đã đơm nhiều  mộng mơ nhưng ngoẳng nhìn lại thị tứ quanh mình sao đã thấy ta như một Phù Đổng cởi ngựa trên mây, thấy mọi cái bé nhỏ quá, trần thế quá , chào tất cả, ta đi xây mộng quê hương .
   Tới Hàng Xanh chúng tôi ngừng lại ăn tô phở và chơi ly cà phê cuối cùng rồi mới thẳng đường về trại Lê Văn Duyệt trình diện , thằng bạn bảo : hẹn mày chúa nhật gặp lại. Tôi còn đang ngơ ngác ngoài cổng thì Hoàng Văn Ứng cũng vừa xuống xe Hon Đa do ông già chở tới , hắn hỏi: cậu đi trình diện hả, khóa 5 CTCT phải không ? theo tớ . Hắn sắn tay áo cao lòi con chuột to ra kiểu người vào cuộc rồi , tôi vững bụng CTCT phải có những người nhanh chân nhanh miệng như vầy mới thích , thế nên số quân Ứng là 73-160424 còn tôi thì sô...25 . về sau nói chuyện với Luyến mát hắn bảo tao trình diện theo lịnh  tổng động viên ở Quang Trung mùa hè 72 năm trước thì số quân 74-146*** chỉ cách nhau có 14 ngàn số, số tân binh nhập ngũ trong một năm trời quá ít chỉ đủ cấp số cho một sư đoàn trong khi CSBV và cả bộ đội Tàu cộng gởi vào chiến trường B trong Nam tổng cộng gần 30 sư đoàn trong năm sau đó để đánh theo chiến thuật quy ước, tập trung dứt điểm từng vùng. Ta không đủ quân số, không đủ súng đạn vì Mỹ đã cắt viện trợ sau khi đã ký thỏa hiệp hòa bình ngầm năm trước với Mao Trạch Đông công nhận TQ vào ngũ cường Liên Hiệp Quốc thay Đài Loan ,để rút quân, lấy tù binh về trước ngày Nixon bàu cử nhiệm kỳ 2. Mao cười hể hả : hẩu à , cái bánh dầu VN và biển đông vậy là cho không ngộ rồi he, cám ơn nhiều , ngọ có nằm mơ cũng không nghĩ có được ngay như vậy.. Ngưòi hoạch định sách lược cho Mỹ là H. Kissinger lại không nghĩ như thế mà cho rằng chỉ 50-50 thôi , cái hại cho khối cộng sản sẽ bị xé toặc 2 mảnh, con mảnh hổ Liên Xô sẽ bị cô lập, rồi người Mỹ sau thời gian phân rẽ và cạn kiệt nhân lực với tiền của cuối cùng cũng rút chân ra được khỏi vũng bùn. Ai mới là người thua cuộc ? chính VNCH  hay cả VN đều thua ,cái bánh dầu tụi chệt đang gặm hiện đang còn gây nhiều khó khăn cho đất nước chúng ta , biên giới mất thêm đất, biển đảo mất gần hết , còn trong nước thái thú tàu đang khuynh đảo giới lảnh đạo đất nước....
  
   Tôi tới được Trung tâm 3 tuyển mộ nhập ngũ đã tối nghe gọi để chia khu xong lảnh một ổ bánh mì thịt và một bịch trà đá , một trái vịt luộc, ăn xong theo Ứng về khu dự bị SVSQ khi người ta đã máng màn ngũ nằm thả dàn trong láng trại, đa số họ là sinh viên trình diện tái khám sức khỏe hoặc mắt cận hoặc ho lao chứ ít người bị dị tật khác như một anh bóng tên Châu , tướng thì đàn ông nhưng quần áo thì đàn bà, cặp môi trét son đỏ sậm, đi đôi gốc lộp cộp , cha nội này khôn tày trời ,nếu nghe gọi tên hắn chuyển trại đi huấn luyện là trốn sâu không ai biết ở đâu....  thế rồi những hôm sau tôi đả gặp Phú Long , Mạnh, Chấn , Tường con , Tích ,quốc Hùng  ,Sĩ no hair, Luyến nhà đèn, Phương móp , Phương bidong, Bằng vịt bầu, Phát lào, Thời ke, Tiến Việt, 3 Bảo, Toàn, Phát , Phước , 2 Xuân , 2 Thành , Thanh đui, Duyệt, Chánh, 2 Khanh ,Đàm mả tử... khoảng 70 người . 12 ngày sau chúng tôi được chuyển qua trại chuyển tiếp Nguyễn Tri Phương. Đám quân khu 1 và 2 cũng được chở tới, rất ít ỏi khoảng 20 người (Lê, Hội, Hùng, Thuấn, Lân , Bảo monkey ,Ân, Hoa, Dũng ,Hoàng, Việt, Minh Hải, Luật, Quýnh, Huyện, Hiếu ,Chức, Thảo, Dũng ma cô, Mai quế lộ, Thiện lùn ,Mãng gui ta, Trần Dung), còn vùng 4 độ 10 ngưòi( Lễ, hồng Tuấn,Tường nhòng, Kiệt, Hữu, Hùng thủ kỳ , Thăng Cái sắn, Nở,Tư, Giang, 2 Hiếu) . Ngày đi lảnh quân trang mỗi người được 3 bộ rộng thùng thình, sáng lãnh thì chiều cũng chính đám cơ hữu đó quẳy cả bịch quần áo lớn vào tận phòng cho ai muốn đổi đồ, đồ họ đã sửa nhỏ vừa kích thước giá $100 một bộ, họ xin  lấy lại đồ của mình, còn chỉ muốn họ sửa sơ sơ thì $30 với công việc làm là bóp lưng 2 đường may và cắt gấu cho vừa đúng. Ở trại này tôi nhớ có mỗi chuẩn úy Phú, một lần ổng thổi dế kêu tập họp , đây là lần đầu tiên tất cả mặc đồ trận tập họp , ổng muốn tập cho mọi người quen dần kiểu sinh hoạt của nhà binh : các anh lính tráng lè phè mới thâm niên 2 tuần không bằng thời gian người ta khai bịnh lậu ...Gặp Trung úy Vĩ  , thiếu úy Toãn đại diện trường tới hướng dẩn cho ngày gặp bộ chỉ huy trường để giám hạch thi ứng xử , đo khám sức khỏe và chiều cao. Tất cả đậu hết chỉ có Lê Văn Lễ bị ho lao loại khỏi trường. Khúc này Luyến mát lo nhất vì hắn cũng bị bịnh phổi năm trước khi trình diện ở đây để đi Thủ Đức, nhưng do phổi có vấn đề nên họ cho hoản một năm, hắn về kiếm sách vở lớp 12 tự học ở nhà để năm tới thi TT2 , thế mà đậu bình thứ, hơn nữa trước đó Luyến cũng từng nhảy 2 lớp đệ ngủ và đệ tam (chẳng biết sao trường Khiết Tâm, Biên Hòa thu nhận học sinh mà không xét học bạ mới kỳ). Hắn đậu TT1 trong cùng năm bố bị chết vì đạn pháo kích vào phi trường BH. có TT2 hắn mới nộp đơn thi CTCT .

   Ở Quang Trung tất cả được chuyển về liên đoàn A của thiếu tá Liên, đại đội 1 của trung úy Dao và thiếu úy Thành, nhị đẳng teakundo .Sáng sớm chúa nhật đã nghe từ vườn Tao Ngộ phát  bản nhạc Giao Linh hát : hôm nay ngày chủ nhật vườn Tao Ngộ em đến thăm anh...  Quốc Hùng có cô bạn gái bán rổ tuần nào cũng mang một cháu gái nhỏ lại vườn Tao Ngộ, chẳng biết liên hệ gần xa gì giữa 3 người chỉ không thấy hắn muốn ra gặp người đó nữa, khổ cho Bảo nghệt với tôi phải đóng cầu nối rồi nghe nó chửi chúng tôi tát té. Sĩ  no hair cũng có cô Dung tới thăm mỗi tuần người í bây giờ là vợ hén thế mà hỏi cứ nói là chị nuôi, chị nuôi đẻ cho hắn mấy đứa con , bây giờ cắt tóc dạo nuôi chị nuôi . Phương móp là con chủ xe salon Thanh Bình ,đường Phạm Ngũ Lảo , bố lo cho đi du học Mỹ, xa nhà không thích, bố bảo vậy đi ctct tao sẽ lo cho mày về Sài Gòn .Tiền túi nhiều bao cả đám bạn cà phê và cơm phần , có cô bé múc thịt xào bao giờ cũng cho thêm phần của móp, bị quở cô bé nói em nhìn ổng giống Hùng Cường quá , móp khoái tỷ tính ngoáy ngoáy đít - xa vắng vài năm lại trở về thấy em mà anh bổng giật mình, sợ bạn bè chê sến hắn không giám ca ra miệng.... Giáng Sinh năm 73 rơi vào ngày thứ 2, tôi lảnh giấy đi phép hôm thứ 7 về nhà gặp mấy thằng bạn bàn nhau ở lại nhà chơi Noel , nghe bùi tai bèn tới nói với ông trung úy trợ y ở bv tiểu khu BH cấp cho giấy chứng nhận bịnh xong yên tâm chơi, tới ngày thứ tư trở vào cổng liên đoàn A giơ miếng giấy ra trình, họ nói ông bịnh phải trở qua bv Nguyễn Huệ cho bên đó khám , điều trị khỏi rồi có xe chở về đây. Tôi rầu hơn bị mắc bịnh , nằm khơi khơi bên đó hết tuần đợi thứ hai bác sĩ khám, tới trưa có xe chở về Lđ A ,rồi ngồi ở văn phòng nghe thiếu tá Liên cà sát ván trung úy Tran Dao : tại sao quân số mổi ngày báo cáo đủ còn ông nội này bịnh ở đâu mà ông không biết ? ông Dao qua nói với tôi : đi về trại trước đi rồi sẽ cho gọi ông lên sau. Tuần sau ổng bảo : tôi cho chú đi phép về liệu có kiếm được một dàn nhạc cho đại đội chơi dịp tết không ? tôi cố liên hệ dàn nhạc của thằng bạn,  nó chịu mang vào chơi nhưng tôi bị cháy một góc lương . Cũng từ dạo dính cái bù bông này tôi cạch luôn.
 Tối ứng chiến bên kho đạn Bùi như Luông cũng vui vì có các cô bán chè 5 màu , mực khô nhấp rượu đế còn  mực tươi bóp nhấp bóp nhấp tại chổ.  Trở lại đám bổ túc 19     người họ được ở cùng liên đoàn A , đại đội 3 do Kim Khôi làm đại diện có Long sữa, Tiên đầu bạc, Hùng gù, Lâm say, Nguyễn Chuộng, Phạm Hồng, Hào, Trạng Karatê..phải học chung với quân dịch, cạnh bên đó là khu tắm rửa và restroom cho cả Lđ .

   Đại diện cho anh em ở Quang Trung là Toàn và Phước , tập họp điểm danh mỗi tối lúc 8 giờ đếm quân số chỉ có một nữa là dân các quân khu khác có mặt , dân Sài Gòn còn đang lang thang uống cà phê dưới câu lạc bộ cũng báo cáo đủ , thiệt gà dể sợ. Chuẩn bị lên trường phải bầu đại diện lại , Dung được tín nhiệm xăng xái tính như sắp đậu thủ khoa rồi, được cán bộ huấn nhẩn đặc biệt chiêu đải thêm vài món phạt thấy nhớ đời. Cán bộ Nguyễn ngọc Vịnh gọi Dung ra khỏi hàng , K5 có bao nhiêu người anh là đại diện có biết không ? Dung bảo 162 người, ông Vịnh bảo : anh nhãy xổm và đếm to tôi coi. Lê văn Tích bật cười to bị cán bộ Nam kèn bắt được : anh Tích tại sao anh vui cười trên sự đau khổ của người khác được , mời anh bước ra đây bỏ nón sắt xuống, anh chống súng xuống nón sắt quay 162 vòng cho tôi , đếm to , lịnh thi hành. Cả hàng quân gập cằm 3 ngấn không dám cười hay nhúc nhích cũng như bị phạt vậy. Khi chúng tôi lên trường thì cũng đã có 3 anh thiếu sinh quân Hoan, Tuệ,Thành lang ben cùng Nguyễn Hân hải quân và vài anh cựu quân nhân nữa đã lên trước, họ nói những ngày đợi nhập khóa trên trường cũng phải phụ K4 dọn dẹp nguyên dãy trại tuyên úy đàng sau cũng như chuẩn bị giường ,đệm, bàn ghế tủ, giá súng sắp sếp đâu vô đó để các bạn vào chỉ còn phải phạt xong là tắm rữa rồi vào phòng ngủ ngơi nghĩ ngay , sống như dân võ bị Westpoint rồi còn gì nữa. Phải rồi được hưởng tiện nghi kiểu này nên tụi tôi phải réng lắm.

     Nhiều anh cựu quân nhân vẩn vào nhập khóa lai rai như Vạn lùn , Phúc cận, Hưng mập, Định, Tụ, Nghĩa , 5 ông hải quân Chính , Hiển, Đình Hùng, Khải, Niệm và ĐPQ Nguyễn Việt . Những anh dân sự vào muộn có Đỗ Tuấn , Sui Phem , Y Huen Mock...Trong suốt 6 tuần lể huấn nhẩn người mới vào hay người cũ cũng cùng chịu sự thử thách như nhau phạt cù cưa từ 6 giờ sáng cho đến 10 giờ tối và các quân trường hiên dịch lớn khác như Võ Bị, Hải Quân, Không quân và cả Thủ Đức cũng phải trải qua giai đoạn đầu đầy thử thách huấn nhẩn gian khổ như trường mình mà thôi. Thao trường đổ mồ hôi ,chiến trường bớt đổ máu là phương châm học tập của quân trường vậy.

                Ôi còn đâu
                Bạn bè ta
                Những anh hùng hào kiệt
                Không tiếc chi xương máu giữ màu cờ
               Ôi còn đâu
               Ôi còn đâu
               Một thời trai một thời súng gươm
               Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong


162 người nhập khóa sau 40 năm nay họ ra sao ?ở đâu? tôi tính rất nhanh : chết độ 19 người , 50 người đang ở nước ngoài , trong nước còn lại 93 người .
  Số 50 người anh em sống ở nước ngoài ở rải rác khắp nơi chỉ có bên Cali là đông nhất, 15 người, do vậy muốn gặp gở nhau một lúc không dể dàng chút nào . Tôi không muốn đề cập chuyện bất hòa vì bất hòa nó chỉ như chuyện thời khí  theo mùa xuân hạ thu đông, bạn bè vẩn là bạn bè không thể vất bỏ ai, mong rằng tình cảm đó sâu đậm mải trong chúng ta. 
 Với các bạn còn lai Việt Nam , tôi vẩn thường vào trang mạng k5 của Long để theo dõi sinh hoạt của anh em bên quê nhà, rất đồng cảm với những đóng góp nối kết anh em của Ngọc ,Mạnh, Long, Hữu và Ẩn ,khóa mình có được các anh nhanh nhẩu thế này thiệt  mừng. 

           
 Các bạn bè đã nằm xuống trong khóa mình cũng đã nhiều xin được phép kể tên để chúng ta hồi tưởng lại từng người mà họ một thời đã đóng góp đời trai cho đất nước , họ đã chia sẽ mọi cảm xúc vui buồn, góp dựng nên bao ký ức trong suối nguồn kỹ niệm , này hởi những Phạm Mạnh Hùng, Phan văn Hòa , Võ Xuân Thảo các anh đã ra đi trước tiên do sơ sót huấn luyện. Đinh Chính Nghĩa chết do phục quốc , Lâm Chấn Thời do sa cơ thất thế chết bê tha khi gia đình đã ở Canada ,Ngô văn Hoàng (chết do sa đọa),Trương Công Nở chết do bịnh ung thư, Nguyễn Văn Phước chết ngộ độc , Trần Quang Niệm chết do ung thư di căn , Nguyễn Đình Khánh & Nguyễn Ngọc Thuấn chết ung thư ,Nguyễn Tuấn chết do stroke và Nguyễn Ngọc Tường ở Mỹ cũng chết do ung thư, Nguyễn Văn Hòa chết bịnh, Nguyễn Châu chết bịnh ,Đinh Văn Vạn mất tích trên biển Đông, Lê Lâm Thanh chết bịnh, Phạm Hồng chêt do bịnh ,Phạm Tấn Khải chết do stroke. Tất cả 19 người ra đi trước chúng ta theo con số tôi nắm được. Khóa chúng ta vẩn còn chưa tìm ra một số người như Vũ Văn Thăng ở Cái Sắn , Nguyễn Duyệt  IB4 có lúc nghe nói gặp ở Tánh Linh ?, Bùi Mãng ở Tuy Hòa ? xin các bạn cho biết tin tức.
  
                     Đắng cay thế sự-nồng cốc rượu.
                     Khuây khỏa tâm hồn-thoáng nhẹ vui.
                     Đã chẳng vương mang đời cá chậu.
                     Mà sao tấc dạ luống bùi ngùi. 

                                            Hồ Trọng Trí 
     
Thưa các bạn phần viết cho đề tài 40 năm K5 nhập trường đã tạm đủ , trong ý nghĩ hân hoan của đoạn đường dài 40 năm này chúng ta vẩn còn được gặp gở nhau , hạnh phúc biết bao vì đã có bàn tay bề trên luôn che chở chúng ta những người trai thời cuộc đã can đảm ra đi gánh vác trách nhiệm quốc gia, bất kể những thế lực ngoại bang hăm he tráo đổi tước quyền làm chủ của đất nước tự do chúng ta. Chúng ta đã không hèn chạy trốn trách nhiệm bảo vệ giang sơn mà tiền nhân đã dạy bảo , hãy ngững cao đầu lên , các bạn đáng được ngưỡng mộ.

NT5 Nguyễn Văn Nhân.
    Feb. 24, 2013

 

>>

 BÀI CỦA LƯƠNG MINH HỮU

Một chút tản mạn nhớ Khải "già"

Miền tây sông nước LMH&LCK

Nhớ những bước lãng du

Về lại buôn Cuôr Dăng

Bản giao hưởng mùa Xuân ở Phan Rí Cửa

Một ngày ở buôn Cuôr Dăng với Y Hoen Hmok

Những hình ảnh về Y-Hoen Hmôk (ngày 08,09/02/2012)

Cái quíu chân và những giọt nước mắt

Tôi về Phan rí trông ra biển

   BÀI CỦA TRẦN VĂN HỘI    

Bao la  tình ái hữu CTCT

Tình khóa 5

Truyện ngắn mùa Xuân

Ký sự Phan Rí Cửa - Tất niên 2011

Phan Rí Cửa - ngày gặp lại

Tây Ninh ký sự

Hồi Tưởng ngày gắn Alpha

Nhân chuyến thăm Huế của các bạn SàiGòn

       BÀI CỦA ĐỖ MẠNH        

Dư âm khuyến học

Khúc Thụy Du và Anh Còn Nợ Em

Lá thư tâm sự của Đỗ Mạnh về một đàn em Nt6 Lợi " Lòng tự trọng "

Ông Đại diện

Hung thần Xưa và Nay

Như một nhiệm mầu hồi sinh

Thân phận một chiếc nhẫn

Quà kính biếu

Rộn ràng âm hưởng Tây Nguyên

Kỷ vật cho con

Lời của giá (lời trần tình)

Mặt trời Chư Sê

Về quê - chấp bút Phạm Mạnh Hùng

Những cảm tác lãng mạn

Vui buồn cùng Siu Phem

Quà Giáng sinh tuyệt vời

Hè về với lời tạ ơn -18/4/2010

Tản mạn k5 “Cho được làm người tử tế”

Nhật ký tất niên Kỷ Sửu K5 quốc nội 28/1/2010Có một cây là có rừng

Câu chuyện từ chiếc nhẫn truyền thống

Ngẫu hứng trầu cau

Tây Ninh ký sự

    BÀI CỦA NG PHÚ LONG     

Tât niên Nhâm Thìn 1/1/2013

Trở lại Trà Vinh

Cố Nt5 Phạm mạnh Hùng chuẩn bị hồi hương

Nhật ký Dakmin ,mùa cafe chín

Gửi các bạn Món Quà Noel - 2011

Hồi ký T.xã Lagi và cánh chim lạc đàn Nguyễn Tụ 25/4/2010

Chút giãi bày về Nt5..Ân