CÂU CHUYỆN TỪ CHIẾC NHẪN TRUYỀN THỐNG

Vào một đêm mưa dầm dề, khoảng trung tuần tháng 10/2008. NT3 Trần Ngọc Minh báo tin thân mẫu của bạn Nguyễn Văn Hộ đang nằm dưỡng bệnh tại nhà cô em gái gần nhà chúng tôi. cô sáu ở chuà Hoằng Pháp phía sau doanh trại liên đoàn 5 công binh cũ, chúng tôi tìm đến thăm không chút khó khăn

Thật tội nghiệp cho bà cụ, năm nay 82 tuổi, đã năm liệt 12 năm rồi! trước đây bà ở với vợ chồng Hộ, ở ấp Tân Trọng, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, vài năm gần đây, cô sáu rước cụ về nuôi thể theo nguyện vọng Bà muốn ở gần cảnh chùa hơn để sớm chiều nghe tiếng chuông chiều vọng về như chốn thinh không và thỉnh thoảng được con cháu đẩy xe lăn cho cụ viếng cảnh chuà.

Ôi hạnh phúc cuối đời cuả con người giản đơn quá! có lẽ nhờ thế mà bà cụ đươc tiếp thêm nguồn sống qua hơi thở yếu ớt và não trạng tưởng như hoàn toàn tuyệt vọng

NT3 Trần Ngọc Minh sau đó có lời khen chúng tôi: “ Các chú giỏi quá” tình thực tại anh Minh chưa biết đấy thôi, kể ra thật là niềm vui lớn cho NT5

Sau hoà bình không một ai biết gì về Nguyễn Văn Hộ kể cả ông trùm NGuyễn Thành Lễ và tất cả anh em mệt dưới. nay dòng sông ký ức khơi dây sao động mãnh liệt

Anh Ngọc cùng phòng với Nguyễn Hộ gồm có: Phan Cải, Vũ Văn Cách, Trầm Văn Hùng, Y Hoen Mok, Phú Long, Phan MInh Thành, Cao Anh Kiệt, Trần Ngọc Thảo, Võ Xuân Thảo, Hoàng Văn Ứng.

Ngoài ra Hộ còn có biệt danh: “ Cô 5 Hộ” không biết có mối tương quan nào đó với một nhân vật phụ trong phim Chân Trời Tím, hay vì các bạn xét nét qua ngoại hình, diện mạo, lời ăn tiếng nói của bạn mình rồi lại tặng cho cái tên hết sức thân thương, về khoản này các bạn cùng phòng tỏ tường nhau thấu đáo cho tới chết!

Còn tôi, tuy không cùng TĐ với Hộ, họa hoằn lắm mới gặp nhau, vào giờ giải lao ở giảng đường, hoặc đôi lúc dựa gốc thông phì phèo điếu Bastos, thế mà khi nghe nhắc tên anh sau hơn 30 năm như một tia chớp sáng loá bổ thẳng vào khoảng tới mông lung tiểm thức.

Hộ dáng khoan thai, hào hoa phong nhã, dong dỏng cao, khuôn mặt thuôn dài, toát lên cái vẻ khí khái, cương trực (tướng người mặt ngưạ) nổi bật cặp mắt sáng thỉnh thoảng rảo quanh dây đó một vòng, miệng dẹp như con gái, nhân trung sâu, rất hay cười để lộ hàm răng đều tít tắp. đặc biệt giọng nói trong trẻo, rên rỉ, phản phất tính chân chất của chàng bạch diện thư sinh nam bộ.
Phú Long gật gù toét miệng cười kể lại: “ Trong phòng mình và Hộ hiền khô, chưa biết gì rốt cả, nên đặt Hộ cô 5 cũng phải thôi”
Sau khi thăm bà cụ, Trầm Văn Hùng và chúng tôi Phone về Đồng Tháp. Giọng Hai lúa nhựa nhựa: “ để tui suy nghĩ, có phải các anh hồi ở Đà Lạt hôn? “ chúng tôi cười thật to nghẹo cô 5 Hộ: “ Hồi đó tuị tao tưởng mày bóng rồi chứ, ai dè mần chí tử, để tối 5 con, chắc tại vùng xa không điện đài đi ngủ sớm, làm một xị cho cao cờ,  tội nghiệp bà xã mày quá!

Hộ từ từ lấy lại bình tĩnh trả lợi: “ Tao bóng trên chứ có ở dưới đâu, gặp muà nước nổi, quanh quẩn ở nhà với vợ con thôi! “

Từ Khi mẹ về Hốc Môn với cô em, Hộ cùng gia đình thường xuyên về thăm mẹ và dự Phật thất vào những ngày đầu tháng, cùng với đoàn người hành hương từ các tỉnh thành đổ về đông như mở hội. Hộ chẳng bao giờ nhắc nhở kỉ niệm, nơi chốn đã đi qua, người xưa đã gặp ở một thủa dấu yêu. cô 5 trở nên thầm lặng triền miên.

Giã từ tuổi hoa niên, tình thầy trò, niên trưởng, bạn hữu đồng khoá, trở về quê với tay cuốc tay cày, sống chơ vơ giữa ốc đảo, những người em trai và gái lần lượt từ giã anh Ba, đoạn tuyệt với cảnh khổ: “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đã thế lại còn thua thiệt trăm bề. Niềm vui cuả anh là sông nước, là cánh đồng lúa đương thì con gái, là đờn ca tài tử, là câu hò trên sông Hậu, chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm và còn biết bao tiềm ẩn của nền văn minh lúa nước đồng bằng sông cửu long.

Được tin Hồ về thăm mẹ và dự Phật thất vào ngày 5/11/2008 nhằm ngày chúa nhật, tôi đến sớm hơn mọi người, anh nhân ra và gọi tên tôi, còn tôi hơi khựng lại sau cái bắt tay, trước mặt tôi là một lão nông, chẳng thấy phảng phất một nét gì của cô Năm Hộ ngày nào, dường như tất cả thâu rút lại từ chiều cao lẫn trọng lượng

Mái tóc trắng xoá, hai má cóp sâu cho biết có lẽ hàm răng, của anh là răng giả, phong thái khoan thai cuả phú nông miệt Đồng Tháp: Sáng cơm sườn, chiếu nước tương, tối xem cải lương.
Biết anh tử thủa thanh xuân nên hôm nay không khỏi trạnh lòng
Hỡi ai bưng bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!


Hôm ấy tôi vinh hạnh gặp lại được đại gia đình Nguyễn Hộ, 4 người em trai, 3 cô em gái và các chàng rể trong một bàn tiệc vào lúc 10h sáng, các em trai và em rể của Hộ đều khá giả và thành đạt. Vĩnh phúc thay cho các gia đình đầm ấm, hoà thuận và luôn sống hài hoà bên nhau!

Hộ ít nói và lạnh lùng mãi đến khi NT3 Trần Ngọc Minh, anh Ngọc và Phú Long đến thì mọi việc như vỡ oà. Khuôn mặt Hộ giãn ra, trẻ trung lại rất nhiều. Dòng sông ký ức len lỏi tận ngóc ngách thâm sâu rồi cuộn dâng như sóng triều .

Những người em trai của Hộ thấy thế rất mừng và cho rằng cuộc đời anh mình có quá nhiều ưu tư, lo lắng cho tương lai gia đình trong khi đời sống tinh thần thiếu thốn khiến anh mình trở nên cằn cỗi, vô cảm với ngày xưa thân ái, ít khi anh được ngày vui như hôm nay.

Khi biết anh ở tận Đồng Tháp, sống thuần nông lại đông con quá, chúng tôi mường tượng gia cảnh anh dường như chẳng mấy tốt đẹp ( đa số các cháu gái ly hương đến thành phố bán bia ôm v.v.. từ các tình xa miền tây nam bộ, ở đấy cuộc sống người nông dân triền miên với cảnh nghèo, thất học, y tế thiếu thốn và đông con) còn gia đình Hộ thực tế ra sao?

Vợ chồng Hộ vui vẻ chân thành cho chúng tôi biết, có 5 người con, hai cháu gái đầu lòng tốt nghiệp Sư phạm đã lập gia đình, người con trai thứ 3 tốt nghiệp ĐH Thủy sản đang làm việc tại tỉnh nhà. Hai cháu còn nhỏ đi học (trong đó có một cháu đang học đại học kiến trúc tại Sài Gòn) nhà có hơn một mẫu ruộng lúa 3 mùa nhỡ trời thương gia đình sống tạm ổn.

Nt3 Trần Ngọc Minh bàng hoàng la lớn: “ Các em giỏi quá! Anh vui mừng và cảm phục các em nhiều”

Các em của Hộ thổ lộ chân tình: “ Anh chị Ba đã hy sinh tất cả cho tương lai của các con”

Còn chúng tôi chết lặng, vợ chồng anh còn hay hơn chúng tôi nhiều, mọi người không nói nổi lời tuyên dương mà chỉ trố mắt ra nhìn. trước mặt chúng tôi, người nông dân Nguyễn Hộ và cô mụ nông thôn về hưu vốn chân chất, khiêm nhường, bình dị, phút chốc bỗng trở nên những nhà lãnh đạo có tầm cỡ. Giả sử vạn, triệu gia đình cũng làm được như gia đình Hộ, thì chẳng lo gì đất nước ta không sánh vai kịp với các cường quốc năm châu bốn bể. Giáo dục hôm nay là gia đình và xã hội ngày mai.

Họ yêu nhau từ lúc quê hương còn khói lửa,
bão bùng, vẫn khát vọng ngày mai tươi sáng.
Ngày ấy sao mai thức trời xanh
Hận thù hoán chuyển ước mộng lành
Giọt đắng năm xưa thành mật ngọt
Băng chảy mưa nguồn, mái dạ tranh
Nơi ấy toàn dân tộc hoà giải
Ngũ sắc cầu vồng, chim câu oanh
Chúng mình biết làm gì em nhỉ
Xin bàn tay xiết mạnh trong anh


Muà xuân 1975 hoà bình trở về, niềm hoan lạc không trọn vẹn cho cả dân tộc... Hạnh phúc, đoàn tụ nơi này, nhưng có khi còn canh cánh nỗi đau, mất mát nhọc nhằn ở chỗ khác. dẫu sao cũng là bài hoan ca

Từ đây người biết quê người
Từ nay người biết thương người
Từ nay người biết yêu người


Người lính giã từ vũ khí, trở về với sương trắng miền quê, bắt tay làm lại từ đầu. Giai đoạn bao cấp (75-89). Tiền đổi mới là nỗi kinh hoàng của cùng quẫn, cơ cực và thống khổ. Nhưng cả dân tộc lạc quan đối đầu với thách thức như một tiền định

Đúc gươm giao nên cày, nên cuốc
Rèn giáo mác thành hái, thành liềm


Một quốc gia bất luận giàu nghèo, nếu muốn vượt lên chính mình phải cần có những nhà lãnh đạo tầm cỡ, với những tố chất và tầm nhìn mang tính chiến lược quyết định sâu sắc, tha thiết mang ấm no hạnh phúc cho dân cho nước.

Một dân tộc không có những cá nhân kiệt xuất, tài ba làm chân dung đại diện trong cộng đồng nhân loại thì đó là một bất hạnh lớn. Tạo ra một khoảng trống tiếp nối trong lịch sử sinh tồn của mỗi cá nhân.

Gia đình là tế bào trong cơ thể cộng đồng sống động. Một xã hội thu nhỏ hoàn hảo

Có khi nào mãi tự hào giang sơn hoa gấm, rừng tiền biển bạc, với nguồn nhân lực đông đảo rẻ rúng để mời gọi đầu tư, lại chính từ đó là những nhược điểm do chủ quan, tự mãn của chúng ta.

Để hình thành và xây dựng một quốc gia cường thịnh, khẳng định có phần đóng góp không nhỏ cuả những cá nhân thực tài và gia đình người nông dân trí thức Nguyễn Hộ

Người xưa thường bảo: “ Tu thân, tề gia” Vỡ chồng Nguyễn Hộ đích thực là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn

Thừa hưởng truyền thống gia đình và những năm thắng dài rèn luyện học tập tạo cho họ nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy ưu việt, một phong cách lý tưởng. Cùng với ý chí mãnh liệt vươn tối tầm cao, tư duy chiến lược có tính thuyết phục mọi thành viên trong gia đình. Họ luôn lạc quan đối đầu và giải quyết triệt để mọi thách thức với cung cách khiêm tốn

Kiến thức + thực tiễn+ hiệu quả là phong cách làm việc kết hợp phương châm bình thản, không cay cú, sơ hở. trong một đạo lý: lương thiện, tôn trọng tha nhân, chân thành dấn thân cho xã hội, chững chạc có văn hoá với người đời.

Bill Gate nói: “ ai nắm được người có IQ cao sẽ thắng” Mỹ, Anh và các nước khác đang tích cực săn lùng tài năng, nhìn hàng tỉ người trung quốc có bản tính được rèn luện rất cần mẫn. những người săn lùng tài năng này ước mơ nếu bóc ra được vài trăm người Trung Quốc có IQ cao sẽ làm cho nền khoa học phát triển nhanh. Nên học thức cao và nhạy bén IQ cao sẽ suy luận, nắm bắt các vấn đề nhanh chóng hơn gấp bội để sáng tạo ra phương thức mới cho một vấn đề.

Phần nào đó, Bill Gate giúp nước Mỹ vốn là siêu cường, trở nên giàu có hơn, một đế quốc sừng sỏ về công nghệ thông tin. Vinasat cũng là một điển hình.

Chúng ta đều là những người như nhau thôi. Ai cũng sinh ra, cũng lớn lên từ sữa mẹ. Sau đó mới là đề tài tư duy và trí khôn con người tình thương dẫn dắt cho trí khôn đi tới. Có khi trí khôn và tư duy con người khơi nên bạo lực. Khi đó nếu chúng ta không trở lại tìm đạo đức và tinh thần nhân bản thì bạo hành sẽ trở nên vượt trội và ta không thể điều hành nó được nữa. Hitler hay Stalin khi còn tấm bé hẳn cũng được uống sữa mẹ.

Trong thời đại hiện nay, chúng ta thường quên đi các yếu tó cơ bản và lơ là việc giáo dục, vốn là công cụ biểu dương các giá trị nhân văn cơ bản.

Ai cũng muốn có được ngày bình an, để tìm được an bình nội tâm, an bình ở trong ta và ta phải kỳ công tìm thấy nó trong mình. quền lực hay tiền tài không đem lại cho ta bình an.

Chúng ta cần giáo dục, nhắc nhau sống có ích trong kiếp người hữu hạn nhọc nhằn.

Hơn ba mươi năm xưa, chúng ta may mắn hơn bao lớp người đang phải đèo cao dốc thẳm. Chúng ta được thời gian dài yên ổn, học tập và tiếp thu nguồn kiến thức dồi dào, đa dạng.

Dù đất nước đang thời điêu linh, khốc liệt, bản thân mình nằm trong guồng máy chiến tranh khổng lồ, thế mà tuyệt đối chẳng có lòng hận thù, khái niệm về sự hủy diệt tranh dành ngôi thứ

Không hề nói lời tuyên dương, ca ngợi hai nền Cộng Hoà, và cũng chẳng chê bai, miệt thị các chế độ dân sự hiện hành, cũng như vô số triết thuyết thời đại.

Chúng ta được đối đãi, tôn trọng, thật sự dân chủ ngay trong tư tưởng. Nhà trường không định hướng sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên phát huy tư duy độc lập

Là cây sậy biết suy nghĩ (Pascal) nên việc học là cần thiết để hoàn thiện nhân cách, có trách nhiệm với bản thân, kiến thức thu thập cho mình khả năng sáng tạo, đổi mới suy nghĩ, tầm nhìn, giúp ứng phó kịp thời và dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh.

Trên hết là xác định được điểm đứng của mình trong xã hội (chính danh), từ đó phục vụ cộng đồng với tinh thần trách nhiệm cao với lòng nhân ái, khiêm tốn, tự trọng ấy là lẽ chí nhân, chí nghĩa.

Giúp chúng ta kiện toàn một phong cách, có thái độ ứng xử đúng mực với tha nhân và tiếp cận gần hơn với lòng đại nghĩa, vốn là nền tảng thanh cao của xã hội tiến bộ, văn minh.

Có một mối tương quan liên lạc, khắn khít trong suốt cuộc đời chúng ta hình ảnh người cha là bài học vỡ lòng cho các con về tình nhân ái, người cha luôn cống hiến và phục vụ gia đình hết mình.

Ở đó không có cảnh chồng chúa vợ tôi cũng như hành vi bạc đãi bạo hành các con. Những đoá hoa dân chủ nở rộ suốt bốn mùa.

Mọi người đặt hết niềm tin và một lòng đoàn kết bên nhau. Các con hiểu rằng gia đình là của chúng, tương lai nằm trong tay chúng. Tài năng của chúng có cơ hội bộc lộ, phát triển thuận lợi. Vượt qua muôn vàn gian khó mà gặt hái những thành tựu hôm nay

Gia tài lớn của chúng ta, vinh quang và danh dự của gia đình chính là những đứa con thành người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có những mùa bội thu thắng lợi.

Lịch sử tái lập, các con hôm nay làm được những điều chúng ta hằng tha thiết mong đợi.

Đã qua nửa đời người, chúng ta vẫn khao khát gặp lại nhau chẳng để làm gì, những ánh mắt nhìn nhau và sự im lặng đồng cảm bên nhau cũng là cách thúc đẩy nhau vững tin mà sống, cũng là cách giúp nhau đặt hết tin tưởng vào con người, vào cuộc đời.

Có quá nhiều biến cố đồn dập xảy ra, có thể làm cho con người mệt mỏi, chai lì, đến độ một số, kể cả chúng ta bảo thôi cứ làm ăn, sống qua ngày là được , còn thì kệ đời, ai sống chết cũng mặc.

Không phải ai cũng mãi vô tình, khi cây sậy ấy suy nghĩ là lúc khắc khoải tự vấn. Đời cho chúng ta nhiều thứ quá! tồn tại để chiêm nghiệm “Tri Túc”

Một mái ấm gia đình, vợ đẹp con khôn, một hoàng hôn thanh thản, một tâm hồn thiện chí thế nên có lúc lại phải tìm nhau!?

Hơn ba mươi năm hoài niệm một thời dầu yêu cũng chẳng muộn màng. Những lúc hoan hỉ vang vọng tràn trề sức sống thanh xuân
Ngày ngàn tuối xuân như lửa thắm tươi đang rực trời
Lửa hồng bốc cháy, bừng bừng sáng á.a.a ngời
Đây chông, đây gai, nuôi sống thêm lửa hồng bốc cao
Lửa thanh xuân nơi sa trường cháy hun xây đời.


Còn có cả giây phút tĩnh lặng. “Ôn cố, tri tân” NT3 Trần Ngọc Minh trầm mặc kể lại câu chuyện từ chiếc nhẫn truyền thống, sau đó tha thiết mong chúng tôi đến thăm viếng thân mẫu Nguyễn Hộ:

Hôm ấy anh Minh và Tùng ( người em áp út của NT5 Nguyễn HỘ từng làm ăn chung với anh Minh nhiều năm qua). Nhân lúc vui vẻ với nhau vài “ Ve”. Tùng mượn anh chiếc nhẫn truyền thống trên tay anh MInh, một hồi lâu Tùng võ lẽ là mình có người anh Ba là Nguyễn Hộ cùng trường và học sau anh Minh vài khoá. Anh MInh vui mừng báo cho chúng tôi đêm hôm đó ngay tại bàn tiệc

Từ chiếc nhẫn đã khiến chúng ta có bao điều muốn nói với nhau được biết anh Minh goá vợ 4 năm nay hiện làm ăn không mấy thuận lợi còn đang bôn ba dọc đường gió bụi mưu sinh, thế mà vẫn dành cho các em cả một tấm lòng.

Ôi hùng thiêng trong tiếng chiêng đồng còn nghe âm hưởng trầm sau dòng máu Nguyễn Trãi lưu truyền bao thế hệ.! Chúng em vô vàn cảm kích trước nghĩa cử của người anh khả kính

Sẽ có ngày nào đó chúng ta về ấp Tân Trọng, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để trân trọng vinh danh gia đình Nguyễn Hộ như những người hùng. Họ vừa chiếng thắng oanh liệt số phận bi tráng đã dành cho mình trăm bề thua thiệt.

Các Con người nông dân Nguyễn Hộ, lớn khôn nơi đồng chua nước phèn, sống thanh cao như loài Sen qúy: “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Các cháu hôm nay tiến về thành thị, hội nhập vào xã hội văn minh, góp công sức mình vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục, phồn vinh kinh tế của nước nhà bằng phong cách đường hoàng, đĩnh đạc của giới trí thức công nghệ.

Từ những thực tiễn hiển hiện trước mắt, có lẽ chúng ta nên đánh giá lại một số tính cách cực đoan, duy lý, như thuyết hiện sinh của Jean Paule Sartre, những định luật bất biến về cuộc đấu tranh sinh tồn nhằm biện chứng cho tiến bộ xã hội.

Phải chăng tư tưởng và văn hoá là động lực chính phát triển xã hội, là chìa khoá mở toang các cánh cửa cuộc đời, giải thoát cá nhân ra khỏi u mê, cuồng tín, ly khai, khủng bố, trì trệ lạc hậu ( là thứ văn hoá của sự chết ) để trở nên tế bào sung mãn, tốt lành của xã hội trong cơ thể cường tráng của nhân loại.
Marx chẳng hề phạm sai lầm khi quyết đoán “Điều kiện kinh tế, quyết định thái độ chính trị xã hội”
Giọt sương trên cỏ đêm qua
Thót mình chợt hỏi quê nhà nơi đâu?


Còn bây giờ, để ghi dấu ngày chúng ta vừa gặp lại Nguyễn HỘ sau hơn 30 năm bặt vô âm tín xin mượn bài thơ “ Từ rừng U MInh ta không thấy em” đã được phổ nhạc, ngày còn ở trường thường hát vu vơ. Mong gửi các bạn với cả tâm tình

TỪ RỪNG U MINH TA KHÔNG THẤY EM
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Và mùa mưa làm rừng đước dây đầy
Trên cao gió hát, mây như tóc cuốn
Tràm đứng như em một dáng gầy gầy
Mỗi con rạch là nỗi xót xa
Mỗi lòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây, mất hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo với tiếng ca

Ta không thấy em từ lúc ta đi
Và muà mưa làm rừng đước dây đầy
Đạn nổ lùng bùng trong nòng súng ướt
Chiếc quần bạc màu phèn Trellis
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi.

NT5 Đỗ văn Mạnh
Tạm biệt các bạn
Sài gòn lập đông 2008

>>